Ý nghĩa Tranh thêu tứ quý và những cấm kị trong phong thủy năm 2020
Tranh thêu tay tứ quý hiện nay đang là một chủ đề tranh được nhiều người lựa chọn trong năm 2020. Hôm nay Thêu Việt sẽ giới thiệu với các bạn và giải thích các vấn đề về tranh thêu tứ quý từ A-Z
1: Tranh tứ quý là gì?
Tranh tứ quý là một chủ đề tranh thêu truyền thống với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú. Đây là một dòng tranh thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân, hạ, thu, đông.
Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
Từ xưa người Á Đông đã thường dùng tranh bộ tứ quý để trang trí cho không gian nội thất của mình. Bức tranh tứ quý độc đáo mang nét đẹp gần gũi và ấm áp tạo cho người thường thức cảm giác thư thái. Không chỉ dừng lại ở đó, tranh thêu tay bộ tứ quý còn là họa phẩm giúp cho không gian bài trí thêm hiện đại, cao cấp và sang trọng.
Có thể nói đây là dòng tranh thêu cao cấp bậc nhất trong số những mẫu tranh thêu tay truyền thống tại Việt Nam, là họa phẩm trang trí nội thất ẩn chứa nhiều giá trị trong bài trí phong thủy, rất thích hợp làm quà biếu tặng cho người thân và bạn bè.
2: Ý nghĩa tranh tứ quý
Mỗi mùa lại có một loài cây, loài hoa đặc trưng riêng. Mùa xuân có hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ có hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu lại có hoa cúc, hoa phù dung.
Còn mùa đông là cây trúc, cây tùng. Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim, vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải đi với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa của những nơi thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam và một phần của Trung Quốc. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý còn thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nhau.
Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam.
Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ, được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.
Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất.
Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa.
Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc.
Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
3: Cách treo tranh thêu tứ quý
Kích thước bộ tranh thêu tứ quý nên chiếm khoảng 2/3 diện tích mảng tường.
Khi treo tranh thêu tứ quý ở vị trí phía trên đồ nội thất trong phòng, chẳng hạn như ghế sofa, bộ bàn ghế uống nước, bạn cần ước lượng trước diện tích mảng tường ở khoảng giữa đồ nội thất và trần nhà để chọn tranh có kích thước phù hợp. Nên chọn các bức tranh thêu tứ quý có kích thước bằng 2/3 diện tích của mảng tường này sẽ là đẹp nhất bạn nhé.
Chiều cao treo bộ tranh thêu tứ quý hợp lý.
Nếu bức tranh thêu tứ quý được treo quá cao so với đồ nội thất phía dưới, sẽ làm cho các bức tranh và đồ nội thất rời rạc, không có sự kết nối, liên kết. Vị trí đẹp nhất để treo bộ tranh này là cao hơn 12-22 cm so với đồ nội thất phía dưới.
Khoảng cách treo tranh thêu tứ quý.
Khi bạn treo bộ tranh thêu tứ quý phía trên ghế sofa trong phòng khách, bộ tranh nên treo cách thành sau sofa một khoảng bằng cánh tay. Một mẹo để xác định khoảng cách này đó là bạn đưa cánh tay sát tường, theo thành sau sofa , phía trên cánh tay chính là vị trí hợp lý, bạn đánh dấu lại và sau đó treo tranh sao cho mép dưới bức tranh thêu đúng vào vị trí này.
Nên chọn vị trí treo tranh thêu tứ quý ngang với tầm mắt
Tầm mắt phù hợp nhất được xác định bằng chiều cao khoảng từ 1,4 đến 1,5 mét tính từ sàn nhà. Chiều cao này thích hợp để treo bộ tranh thêu tứ quý hoặc các bức tranh thêu khổ lớn. Tầm mắt người ngồi thường thấp hơn, vì thế khi treo tranh ngang tầm mắt ngồi bạn có thể vừa ngồi và vừa ngắm tranh một cách thoải mái nhất.
4: Lưu ý khi treo tranh tứ quý
Như chúng ta đã biết, bộ tranh tứ quý không chỉ dùng để trang trí cho không gian của bạn thêm vẻ đẹp và sang trọng mà loại tranh này còn mang khá nhiều ý nghĩa liên quan tới phong thủy, tài vận và may mắn của gia chủ. Hãy chú ý một số lưu ý dưới đây để có cách treo tranh tứ quý đẹp và hợp phong thủy mang lại tài lộc cho cả gia đình nhé.
Vị trí treo tranh hợp lý
Vị trí treo tranh tứ quý trong nhà tốt nhất là không gian phòng khách hoặc phòng làm việc bởi tranh tứ quý không chỉ mang ý nghĩa phong thủy là may mắn và tài lộc mà còn tượng trưng cho khí độ của người quân tử.
Phòng khách
Phòng khách là nơi đón tiếp khách khứa, được xem như bộ mặt đại diện của ngôi nhà. Bộ tranh tứ quý được treo ở phòng khách sẽ giúp cho khách khứa có cảm giác thoải mái và tin cậy.
Phòng làm việc
Không gian phòng làm việc là nơi cần sự yên tĩnh và tập trung cao độ, vì vậy treo tranh tứ quý trong phòng là một cách rất tuyệt vời để đem đến những phút giây thư giãn trong công việc. Bạn nên treo tranh ở vị trí phía sau bàn làm việc, cùng phía hướng ghế ngồi hoặc hai bên tường cũng hoàn toàn hợp lý.
Chú ý tới thứ tự tranh
Bên cạnh cách treo tranh tứ quý ở vị trí hợp lý, bạn cũng cần chú ý tới thứ tự khi treo tranh. Theo đúng chuẩn phong thủy, thứ tự sắp xếp bộ tranh tứ quý phải là đại diện cho 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, theo chiều từ phải sang trái.
Ví dụ cụ thể, thứ tự của bộ tranh tứ quý thường gặp là Đào – Lan – Trúc – Cúc, gia chủ sắp xếp tranh từ phải sang trái, bắt đầu từ Đào, rồi lần lượt đến Lan, Trúc và cuối cùng Cúc.
Treo tranh theo hướng nào?
Trong phong thủy, tranh tứ quý thuộc hành Mộc, do đó chủ nhà nên treo bộ tranh tứ quý ở hướng Nam, thuộc hành Hỏa là tốt nhất, bởi Mộc sinh Hỏa sẽ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho cả gia đình.
Treo tranh theo mệnh gia chủ
Theo nghiên cứu của các nhà phong thủy học, để phát huy hết năng lượng của bộ tranh tứ quý, gia chủ cần để ý đến mệnh của mình để có cách lựa chọn tranh phù hợp nhất.
– Đối với người mệnh Mộc: Có thể chọn những bức tranh tứ quý làm bằng chất liệu gỗ, tượng trưng cho ngũ hành Mộc, có chủ đề về cây cối, hoa quả.
– Đối với người mệnh Hỏa: Nên treo tranh tứ quý mang ý nghĩa tương sinh.
– Đối với người mệnh Kim và mệnh Thổ: Nên chọn treo tranh tứ quý bằng đồng để mang lại sự hưng thịnh trong công việc và những thành tựu lớn trong cuộc sống.
– Đối với người mệnh Thủy: Nên treo những loại tranh tứ quý mạ vàng để đem đến tài lộc.
5: Các chất liệu thường thấy với tranh tứ quý tùng cúc trúc mai
Bộ tranh tứ quý phổ biến và được ưu chuộng nhất là Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Bộ tranh mang nhiều ý nghĩa đẹp:
– Tùng: Tùng là đại diện cho trăm cây, mang ý nghĩa trường thọ, đại diện của khí tiết, có khả năng trừ tà, xua đuổi ma mang lại sự bình yên, àn lành cho con người. Cây Tùng mang sức sống cực kỳ mãnh liệt có ý nghĩa phong thủy nhiều tới sức khỏe, tài lộc thịnh vượng, giữ tiền và giữ của cho gia chủ.
– Trúc: Trong phong thủy, trúc là biểu trưng cho những điều may mắn, giải tỏa điềm xấu tạo không gian trong lành, trừ tà ma. Người Việt cho rằng cây trúc còn biểu trưng cho sự may mắn, chống lại kẻ thù, kẻ tiểu nhân.
– Cúc: Cúc chính là sự tượng trưng cho trường thọ, tăng thêm phúc phần, có khả năng trợ giúp ổn định khí trường từ trường. Với hình dạng bông tròn, màu vàng tươi sáng, đặc biệt hoa cúc vàng chính là màu đại diện cho may mắn, tràn đầy sức sống.
– Mai: Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc (khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình) lại hợp âm dương ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hoả -Thổ, đem lại vận khí tốt cho gia chủ.
Tranh tứ quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai cũng rất đa dạng về chất liệu giúp người mua có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất cho bản thân. Cùng tìm hiểu một số chất liệu thường thấy đối với bộ tranh này nhé.
5.1 Thêu
Được thêu dệt bằng đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân qua từng đường kim mũi chỉ tỉ mỉ và chính xác nên tranh thêu tứ quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai mang vẻ đẹp của màu sắc và đường nét mềm mại, uyển chuyển.
Khi thêu tay, các nghệ nhân có thể thỏa sức sáng tạo, chính vì vậy, mặc dù cùng thêu về một chủ đề tranh tứ quý, nhưng mỗi bức tranh thêu tay lại mang những nét riêng của chính người nghệ nhân thực hiện nó.
5.2 Khảm trai
Vẫn là chủ đề tứ quý 4 mùa với Tùng Cúc Trúc Mai nhưng đây không đơn thuần là một bộ tranh tứ quý khảm ốc thông thường mà nó thực sự là 1 tác phẩm nghệ thuật vì sự khéo léo và tài tình của người nghệ nhân.
Người nghệ nhân làm tranh đã thổi hồn vào tác phẩm khi phác thảo ra bố cục, hình dáng và những đường nét vô cùng mãn nhãn và tinh tế .
Áp dụng nhuần nhuyễn những kĩ thuật từ cơ bản đến nâng cao của nghề khảm ốc xà cừ, từng nhánh cây, con giống cho tới góc cạnh của bộ tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai đều được thể hiện một cách chân thực và đẹp nhất. Bộ tranh với chất liệu khảm trai mang nét đẹp truyền thống và rất cổ xưa.
5.3 Gỗ
Với chất liệu gỗ, bộ tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai trở nên sống động và chân thật hơn bao giờ hết vì được chạm nổi. Đòi hỏi kỹ thuật điêu khắc cao, tỷ mỉ và chính xác, nên khi hoàn bức tranh tứ quý bằng chất liệu gỗ này không hề khiến người thường thức thất vọng bởi quá xuất sắc.
Độ bền của chất liệu gỗ cũng được đánh giá cao hơn nhiều chất liệu khác.
5.4 Đồng
Mặc dù giá thành là đắt nhất trong số những chất liệu còn lại, nhưng tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai được đúc bằng đồng lại mang nét đẹp sang trọng và độ bền hơn cả. Chất liệu đồng giúp tranh bắt sáng tốt hơn, lấp lánh dưới ánh đèn, bộ tranh trở nên lung linh và thu hút mọi ánh nhìn khi bước vào không gian nhà bạn.
5.5 Canvas
Canvas là chất liệu khá mới trong nghệ thuật làm tranh tuy nhiên lại mang đến nhiều ưu điểm vượt trội cho bộ tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc mai có thể kể đến như:
– Thiết kế đẹp mắt, màu sắc trang nhã
– Màu sắc trung thực, đậm chất nghệ thuật
– Độ phân giải cao nhất, tỉ mỉ trong từng chi tiết
– Không phai màu, dễ lau chùi
– Dễ dàng sử dụng và lắp ráp
Mỗi chất liệu lại có những đặc điểm, những ưu nhược điểm riêng. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có được thêm nhiều thông tin bổ ích và lý thú về tranh tứ quý. Hãy thật thành công trong việc lựa chọn cho bản thân bộ tranh tứ quý đẹp và phù hợp nhất nhé.
6: Địa chỉ mua tranh thêu tay tứ quý
Bạn đọc có thể tham khảo địa chỉ mua tranh thêu tay tứ quý uy tín dưới đây:
– Tên công ty: Tranh Thêu Tay Thêu Việt
– Địa chỉ: 64A Phố Tôn Đức Thắng, P, Đống Đa, Hà Nội
– Số điện thoại: 024 3734 9801